Home Kiến thức Miễn thị thực Việt Nam và chính sách miễn thị thực nhập cảnh

Việt Nam và chính sách miễn thị thực nhập cảnh

Miễn thị thực (miễn visa) là việc người nhập cảnh vào một quốc gia được lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần làm thủ tục xin thị thực tại quốc gia đó. 

Thị thực tại Việt Nam do Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam hoặc Cục xuất nhập cảnh Việt Nam cấp, cho phép và sau lần nhập cảnh được miễn thị thực, nếu chưa đủ 30 ngày xuất cảnh thì lần nhập cảnh tiếp theo phải làm thủ tục xin visa.

Trường hợp miễn thị thực đối với Việt Kiều

Đối với người Việt Kiều đang mang hộ chiếu nước ngoài hoặc NNN (hộ chiếu nước ngoài) là chồng/vợ hoặc con của Việt Kiều và người Việt Nam có thể xin miễn thị thực Việt Nam 5 năm. Khi được miễn thị thực thì thời gian nhập cảnh và lưu trú tại Việt nam tối đa 180 ngày mỗi lần, và có thể xin gia hạn thêm 180 ngày nếu muốn lưu trú tại Việt Nam lâu hơn.

Chính sách miễn thị thực của Việt Nam

Trường hợp miễn thị thực khi vào khu kinh tế ven biển và đảo Phú Quốc

Miễn thị thực cho công dân NNN khi vào khu kinh tế ven biển Việt Nam: Theo quy định tại điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN năm 2014 (sửa đổi năm 2019) như sau: 

  • Miễn thị thực 30 ngày cho NNN vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Chính phủ quyết định yêu cầu: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam

Miễn thị thực cho NNN đến đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang:

  • Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 25/5/2020 (hiệu lực 01/7/2020 căn cứ luật số 51/2019/QH14), đối với việc miễn thị thực cho NNN di chuyển thẳng vào khu kinh tế Phú Quốc và lưu trú không quá 30 ngày thì không bắt buộc phải xin thị thực dù không là thuộc diện miễn thị thực.

Trường hợp miễn thị thực cho các quốc gia có hộ chiếu phổ thông

Từ tháng 01/2019 công dân của 24 quốc gia có hộ chiếu phổ thông khi nhập cảnh vào Việt Nam sẽ được miễn thị thực và thời gian lưu trú khác nhau:

  • Brunei (14 ngày), Campuchia (30 ngày), Chile (90 ngày), Indonesia (30 ngày), Lào (30 ngày), Kyrgyzstan (30 ngày), Singapore (30 ngày), Malaysia (30 ngày), Thái Lan (30 ngày), Philipines (21 ngày), Belarus (15 ngày), Myanmar (14 ngày), Nhật Bản (15 ngày), Nga (15 ngày)
  • Thời điểm cập nhật thông tin các quốc gia sau đây đang trong giai đoạn tạm dừng miễn thị: Đan Mạch (15 ngày), Phần Lan (15 ngày), Pháp (15 ngày), Na Uy (15 ngày), Tây Ban Nha (15 ngày), Italia (15 ngày), Đức (15 ngày), Thụy Điển (15 ngày), Anh (15 ngày), Hàn Quốc (15 ngày)

(Hãy liên hệ với PNVT để biết được những thông tin cập nhật mới nhất, chính xác nhất)

Trường hợp miễn thị thực với NNN mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ 

  • Châu Á: Armenia , Afghanistan, Azerbaijan, Bangladesh, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ấn Độ, Nhật Bản, Kazakhstan, Kuwait, Mông Cổ, Myanmar, Triều Tiên, Trung Quốc, Pakistan, Philippines, Síp, Singapore, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Israel, Uzbekistan.
  • Châu Âu: Albania, Ba Lan, Bulgaria, Belarus, Croatia, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Ý, Montenegro, Moldova, Romania, Nga, Serbia, Slovenia, Slovakia, Tây Ban Nha, Ukraine, Estonia, Malta, Thụy Sĩ.
  • Châu Phi: Algeria, Angola, Côte d’Ivoire, Ma-rốc, Mozambique, Nam Phi, Seychelles, Sudan, Tanzania, Tunisia.
  • Bắc Mỹ: Costa Rica, Cuba, Dominican , El Salvador, Mexico, Panama, Nicaragua.
  • Nam Mỹ: Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela.
  • Quốc gia Ethiopia và Namibia đã được chính phủ Việt Nam thỏa thuận miễn visa nhưng vẫn chưa có hiệu lực thực thi đến thời điểm hiện tại.

Nếu bạn thuộc diện đối tượng được miễn thị thực (trừ đối tượng miễn visa 5 năm) cần lưu ý hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh và hộ chiếu còn trống ít nhất 2 trang. Để cập nhật thông tin mới nhất về các quốc gia có hiệu lực miễn thị thực cũng như những thủ tục miễn thị thực tại Việt Nam hãy liên hệ PNVT chúng tôi sẽ giúp bạn.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *